Hà Nội, Ngày 27/04/2024

Quản trị tốt và nguyên tắc quản trị địa phương tốt - Good governance and  Principles of good governance at local level

Ngày đăng: 10/01/2024   14:15
Mặc định Cỡ chữ

Quản trị tốt đang là một yêu cầu đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính.

Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và các đại biểu chủ trì Hội nghị thường niên Tổ chức Hành chính miền Đông thế giới (EROPA) với chủ đề “Vai trò của quản trị công trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Khái niệm 

Các nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra những quan niệm khác nhau về “quản trị tốt”. Trong đó có một số quan điểm nổi bật như sau: (i) Quản trị tốt là quá trình quản lý xã hội nhằm tối đa hóa lợi ích công. Đặc điểm cơ bản của nó là sự hợp tác quản lý giữa nhà nước và công dân đối với các vấn đề công cộng, một mối quan hệ mới giữa nhà nước, thị trường và xã hội (Sheng, 2007); (ii) Quản trị tốt đề cập đến các quy trình và kết quả chính trị và thể chế cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển. Đó là một quá trình mà các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề công, quản lý các nguồn lực công và đảm bảo việc thực hiện các quyền con người theo cách không có tham nhũng, lạm dụng và tuân thủ pháp quyền…

Tùy thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng, thuật ngữ “quản trị tốt” có thể được sử dụng để chỉ các vấn đề như: tôn trọng đầy đủ các quyền con người; pháp quyền; tham gia hiệu quả; quan hệ đối tác đa tác nhân; các quy trình và thể chế minh bạch và có trách nhiệm giải trình; khu vực công hiệu lực và hiệu quả; tính hợp pháp; tiếp cận kiến thức, thông tin và giáo dục; trao quyền chính trị cho người dân; công bằng; sự bền vững; các thái độ và giá trị thúc đẩy trách nhiệm, đoàn kết và khoan dung (OHCHR, 2018); (iii) “Quản trị tốt nghĩa là các hệ thống quản lý có thẩm quyền, kịp thời, toàn diện và minh bạch…” (Clark, 2011); (iv) Quản trị tốt là một tập hợp các thể chế minh bạch, có trách nhiệm giải trình, có năng lực và kỹ năng, cùng với quyết tâm làm điều tốt... Tất cả những điều đó giúp nhà nước cung cấp dịch vụ công hiệu quả cho người dân” (Wolfowitz, 2006); (v) Quản trị tốt được thể hiện thông qua bốn yếu tố cơ bản: trách nhiệm giải trình, sự tham gia, khả năng dự đoán, tính minh bạch (ADB, 1995); (vi) Quản trị tốt dựa trên năm nguyên tắc: cởi mở, tham gia, trách nhiệm giải trình, hiệu quả và gắn kết (EC, 2001); (vii) Quản trị tốt thể hiện ở các yếu tố như tính minh bạch trong hoạt động của Nhà nước, hiệu quả trong quản lý các nguồn lực công, tính ổn định và minh bạch của môi trường pháp lý và kinh tế... (Camdessus, 1997); (viii) Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, các yếu tố chính của quản trị tốt bao gồm: trách nhiệm giải trình, minh bạch, hiệu quả, hiệu lực, đáp ứng nhanh, tầm nhìn xa và pháp quyền (OECD).

Các quan điểm nói trên về quản trị tốt cũng thể hiện sự đồng thuận về một số đặc điểm chính của quản trị tốt. Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, quản trị tốt bao gồm các đặc điểm chính, cụ thể là: có sự tham gia, định hướng đồng thuận, có trách nhiệm giải trình, minh bạch, đáp ứng nhanh, hiệu quả, hiệu suất, công bằng và toàn diện và tuân thủ pháp quyền (ESCAP của Liên hợp quốc). Yu Keping cho rằng, quản trị tốt có mười đặc điểm cơ bản như: tính hợp pháp; pháp quyền; minh bạch; trách nhiệm giải trình; khả năng đáp ứng; hiệu quả; tham gia; ổn định; tính chính trực; công bằng xã hội (Ping, 2000). Cũng có quan điểm cho rằng quản trị tốt bao gồm các đặc điểm như: có sự tham gia, pháp quyền, minh bạch, phản ứng nhanh, đồng thuận, công bằng và toàn diện, hiệu quả và trách nhiệm giải trình (Bình, Lê Hải, 2020).

Quản trị tốt đang là một yêu cầu được đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Theo Hội đồng châu Âu, có 12 nguyên tắc quản trị tốt áp dụng cho các tổ chức và chính phủ. Ở cấp độ địa phương, 12 nguyên tắc này cũng có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau ở địa phương, đây vừa là các tiêu chuẩn thực hiện vừa là công cụ giám sát các chiến lược và chính sách của địa phương, đồng thời có thể được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương cải thiện các tiêu chuẩn hoạt động và mang lại kết quả quản trị địa phương tốt. 

 Definition 

Researchers and international organizations have come up with different concepts  on “good governance” which can be categorized as follows: (i) Good governance is the process of social management to maximize public benefits. Its basic feature is the collaborative management between the state and its citizens over public affairs, a new relationship between the state, the market and society (Sheng, 2007); (ii) Good governance refers to the political and institutional processes and outcomes needed to achieve development goals. It is a process by which public agencies deal with public affairs, manage public resources and ensure the realization of human rights in a way that is free from corruption and abuse, and is in compliance with the rule of law…    

Depending on the context and intended use, the term “good governance” may be used to refer to such issues as: full respect of human rights; the rule of law; effective participation; multi-actor partnerships; transparent and accountable processes and institutions; efficient and effective public sector; legitimacy; access to knowledge, information and education; political empowerment of people; equity; sustainability; and attitudes and values that foster responsibility, solidarity and tolerance (OHCHR, 2018); (iii) “Good governance refers to competent, timely, comprehensive and transparent management systems…” (Clark, 2011); (iv) Good governance is a set of transparent, accountable, capable and skilled institutions, along with the determination to do good... All of which help a state provide effective public service to the people” (Wolfowitz, 2006); (v) Good governance is demonstrated through four basic factors: accountability, participation, predictability, transparency (ADB, 1995); (vi) Good governance is based on five principles: openness, participation, accountability, effectiveness and coherence (EC, 2001); (vii) Good governance is reflected in factors such as transparency in state operations, efficiency in managing public resources, and the stability and transparency of the legal and economic environment.... (Camdessus, 1997); (viii) According to the Organization for Economic Cooperation and Development, the key elements of good governance include: accountability, transparency, efficiency, effectiveness, responsiveness, forward vision and rule of law (OECD). 

The aforementioned views also present a consensus on some key features of good governance. According to a United Nations document, good governance includes major characteristics, namely: participatory, consensus-oriented, accountable, transparent, responsive, effective, efficient, equitable and inclusive, and follows the rule of law (United Nations ESCAP). Yu Keping said that good governance has ten basic characteristics such as: legitimacy; the rule of law; transparency; accountability; responsiveness; efficiency; participation; stability; integrity; social justice (Ping, 2000). Another view holds that good governance includes features, such as: participatory, the rule of laws, transparent, responsive, consensus, equitable and inclusive, effective, and accountable (Binh, Le Hai, 2020).   

Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action. According to the Council of Europe, there are 12 principles of good governance – these apply to organisations and governments equally. Moreover, the 12 Principles can be used as a tool to advocate for: (at local level) improving standards of performance and to deliver good local governance.

PGS.TS Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội thảo quốc tế "Quản trị địa phương: Lý luận, thực tiễn của Pháp và Việt Nam". 

Các nguyên tắc của quản trị địa phương tốt

(1) Khả năng đáp ứng: Là khả năng điều chỉnh các mục tiêu, quy tắc và thủ tục đã được đưa ra cho phù hợp với nhu cầu và mong đợi chính đáng của công dân; khả năng cung cấp dịch vụ công, giải quyết các phản hồi, khiếu nại và thắc mắc của người dân. 

(2) Năng suất và hiệu quả: Hiệu quả đề cập nhiều hơn đến tốc độ và việc sử dụng tốt các nguồn lực để đạt được mục tiêu, việc đạt được mục tiêu là sử dụng tối ưu các nguồn lực như thời gian, tiền bạc và công sức, để đạt được mục tiêu đó.

(3) Quản lý tài chính phù hợp: Đây là một trong những nguyên tắc nổi bật có thể tạo ra hoặc phá vỡ sự quản trị thành công. Tương tự như các loại hình tổ chức khác, bất kỳ nguồn thu nào của chính quyền địa phương hay nguồn chi thường xuyên cần có sự biện minh, quản lý, đồng thời, cần phải có một quy trình kiểm toán thường xuyên để đảm bảo đánh giá công bằng và có thể đề xuất các cải tiến và kiểm soát tài chính.

(4) Công khai và minh bạch: Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước người dân địa phương nên tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình rất quan trọng đối với quản trị địa phương tốt, tất cả các thông tin về các quyết định, việc triển khai thực hiện chính sách, kết quả bỏ phiếu, kết quả thực hiện đầu tư các công trình, dự án… (trừ thông tin mật) phải được báo cáo, công khai. Điều này cho phép các cử tri, người dân địa phương tham gia vào việc quyết định các vấn đề ở địa phương; 

(5) Trách nhiệm giải trình: Quản trị địa phương tốt đòi hỏi nhận thức sâu sắc về bản chất công cộng của các quyết định được đưa ra và để tất cả các thành viên thực hiện vì lợi ích tốt nhất của người dân. Nếu không có trách nhiệm giải trình, minh bạch và cởi mở, các quyết định có thể được đưa ra bởi các thành viên của chính quyền địa phương vì lợi ích cá nhân hoặc thương mại. 

(6) Thực hiện công bằng các cuộc bầu cử, đại diện và tham gia: Các cuộc bầu cử địa phương cần được tiến hành tự do, công bằng, mọi công dân đều được tham gia vào quá trình này, với tiếng nói bình đẳng trong việc ra quyết định giữa nam và nữ, những người ít được hưởng đặc quyền hơn và những người dễ bị tổn thương nhất. Các quyết định nên được đưa ra theo “ý chí của nhiều người” nhưng không bỏ qua quyền và lợi ích của một số ít hoặc thiểu số. 

(7) Lợi ích của cộng đồng: Quản trị địa phương tốt nên được đặt lên trên lợi ích cá nhân của những người tham gia quản lý địa phương. Cũng cần có các biện pháp kiểm soát để ngăn chặn tham nhũng và tất cả các xung đột lợi ích tiềm tàng;     

(8) Tính bền vững và định hướng lâu dài: Quản trị địa phương hiệu quả phải đáp ứng nhu cầu của ngày hôm nay đồng thời xem xét nhu cầu của các thế hệ tương lai, không được đưa ra quyết định nào có thể gây hại cho các thế hệ tương lai. Điều này bao gồm xem xét các yếu tố môi trường, cấu trúc, tài chính, kinh tế và xã hội có thể có tác động trong dài hạn; 

(9) Đổi mới và cởi mở để thay đổi: Đổi mới là rất quan trọng đối với quản trị hiệu quả, bền vững và lâu dài. Cam kết đổi mới, cởi mở với thay đổi và cách thức làm việc mới nên được cam kết thực hiện từ người đứng đầu chính quyền địa phương đến các thành viên khác; 

(10) Quy tắc của pháp luật: Tất cả các hoạt động của chính quyền địa phương cần phải thông qua và tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định và quy tắc hiện hành. 

(11) Nhân quyền, đa dạng văn hóa và đoàn kết xã hội: Quyền con người phải được bảo vệ, tôn trọng và thực hiện mọi lúc trong phạm vi mà chính quyền địa phương có thể có ảnh hưởng. Tất cả các hình thức phân biệt đối xử nên được chống lại, đặc biệt là trong chính quyền địa phương. Tập trung vào việc tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, thúc đẩy sự tham gia của các thành viên có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng và khuyến khích sự đa dạng văn hóa mọi lúc.

(12) Năng lực và thẩm quyền: Năng lực của mỗi thành viên của chính quyền địa phương cần được duy trì, xem xét kỹ lưỡng và tăng cường khi cần thiết bằng các biện pháp phù hợp. Đảm bảo cho tất cả các thành viên có năng lực tốt nhất vì lợi ích tốt nhất của công chúng.

Principles of good governance at local level   

(1) Responsiveness: The first principle is responsiveness. Put simply, this means that objectives, rules and meeting procedures are put in place but can be adapted to the legitimate needs and expectations of citizens. Beyond that, public services should be delivered and responses should be given to complaints and enquiries within a “reasonable” time frame. It is worth noting here that the definition of “reasonable time frame” may vary between organisations.

(2) Efficiency and effectiveness: While both words mean that the end goal was met successfully, efficiency refers more to speed and good use of resources to reach the objective. Effectiveness, however, is simply about reaching the end goal and doesn’t necessarily mean the optimal use of resources, such as time, money and effort, to get there. 

(3) Adequate financial management: One of the more prominent principles that can make or break successful governance is financial management. Similar to other types of organisations, any funding that comes into the government or is spent by the government often needs significant justification, administration and excellent management. 

(4) Openness and transparency: As local governments are responsible to the public, openness, transparency and accountability are all critical to good local governance. Public access is required for all information unless it is classified as confidential or is otherwise required by law to remain confidential. Information on everything from decisions, implementation of policies, voting results and results of project implementation should all be reported and available to the public. This allows constituents to be engaged with the decisions made.

(5) Accountability: As above, accountability is critical for the same reasons, by individual members and the group as a whole. Good local governance requires an astute awareness of the public nature of decisions made and for all members to perform in the public’s best interests. Without this level of accountability, transparency and openness, decisions may be made by members of local government with personal or commercial gains in mind.

(6) Fair conduct of elections, representations and participation: Local elections need to be conducted freely, fairly and without fraud. The citizens should be involved in the process, with voices in decision-making equal between men and women, the less privileged and the most vulnerable. Finally, decisions should be taken according to “the will of the many”, without ignoring the rights and interests of the few or the minority.

(7) Ethical conduct: The good of the public should be placed before the individual interests of those participating in local governance. There should also be controls to prevent corruption, and all potential and real conflicts of interest should be declared and action taken as appropriate. 

(8) Sustainability and long-term orientation: Earlier in the article, we mentioned the importance of thinking ahead and future-proofing all of your plans. Effective local governance should meet today’s needs while considering the needs of future generations – no decisions should be made that could harm future generations. This includes considering environmental, structural, financial, economic and social factors that may have an impact in the long term. Similarly, a deep understanding of any cultural, social or historical complexities involved needs to be considered throughout.

(9) Innovation and openness to change: In the same vein as point eight, innovation is critical to effective, sustainable and long-term governance. A commitment to innovation, an openness to change and new ways of working, should be led from the top down by the chairperson and be aligned with the rest of the members of the organisation.

(10) Rule of law: This one is obvious but arguably the most important! All local government activities need to adopt and abide by the applicable laws, bylaws, regulations and rules. 

(11) Human rights, cultural diversity and social unity: As much as the local government is able to have an influence, human rights must be protected, respected and implemented at all times. All forms of discrimination should be combated, particularly within the local government itself. A focus on access to essential services, participation of disadvantaged members of the community and cultural diversity should be promoted and encouraged at all times. To ensure this, it’s important that it is reflected when recruiting the organisation’s members. 

(12) Capacity and competence: The competence of each member of the local government should be maintained, scrutinised and strengthened as necessary using practical methods and procedures. This ensures that all members are as prepared as possible, which is in the best interests of the public./.

Nguyễn Bích Thủy - Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ

Bình luận

Tin tức cùng chuyên mục

Giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương tốt - Solutions to renovate organization and operation of local governments in Viet Nam to meet the requirements of good local governance

Ngày đăng 16/04/2024
Quản trị tốt đang là một yêu cầu được đặt ra đối với tất cả các cấp hành chính, ở cấp độ quốc tế, quốc gia và cấp độ địa phương. Đặc biệt ở cấp địa phương, vì chính quyền địa phương là cấp chính quyền gần gũi nhất với người dân và trực tiếp chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, do vậy ở cấp này người dân thấy được sự tham gia của mình vào hoạt động của cơ quan hành chính. Các nguyên tắc của quản trị địa phương tốt có thể giải quyết nhiều vấn đề khác nhau ở địa phương, đây vừa là các tiêu chuẩn thực hiện vừa là công cụ giám sát các chiến lược và chính sách của địa phương, đồng thời có thể được sử dụng như một công cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương đổi mới hoạt động. Bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quản trị địa phương tốt trong bối cảnh hiện nay. Good governance is a requirement at all levels of public administration. At local level, it is of fundamental importance because local government is closest to citizens and provides them with essential services and it is at this level that they can most readily feel ownership of public action. The Principle benefit organisations as standards of performance and as monitoring tools for local strategies and policies. Moreover, the principles can be used as a tool to advocate for improving standards of performance and to deliver good local governance. The article proposes some solutions to innovate the organization and operations of Vietnamese local governments to meet the requirements of good local governance in the current context.

Một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay - A number of issues about the organization and operation of local government in Viet Nam

Ngày đăng 17/01/2024
Trên thế giới, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam, vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay đã quy định tại Hiến pháp năm 2013. Trong những năm qua, mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn có những hạn chế. Bài viết đánh giá một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay. In the world, the organizational and operational models of local governments are very diverse, depending on many factors such as: nation's political, cultural, and social characteristics. In Vietnam, the organization and operation of local governments is currently stipulated in the 2013 Constitution. In recent years, the organization and operation models of local governments at all levels have had many changes. However, the current organizational and operational practices of local governments in our country still have limitations. This article evaluates some limitations in the organization and operations of local governments in our country today.

Tiếng Anh dành cho người làm công tác tổ chức nhà nước

Ngày đăng 03/04/2023
Tạp chí Tổ chức nhà nước trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lãnh đạo: Đặc điểm, vai trò và phát triển - Leadership: Characteristics, roles and development

Ngày đăng 28/10/2022
Một trong những câu hỏi nghiên cứu quan trọng nhất trong lãnh đạo chiến lược là về cách thức mà nhà lãnh đạo có thể tạo ảnh hưởng đến hiệu quả tổng thể của một tổ chức lớn. Nhà điều hành cao nhất có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả thực thi của tổ chức khi gặp khủng hoảng và khi chiến lược của tổ chức không còn phù hợp với môi trường hoạt động - One of the most important research questions in strategic leadership is how leaders can influence the overall effectiveness of large organizations. A chief executive has the most potential impact on the performance of the organization when there is a crisis and the strategy of the organization is no longer aligned with its environment.

Định nghĩa về lãnh đạo - Leadership Definitions

Ngày đăng 22/09/2022
Lãnh đạo đã và đang được định nghĩa dựa theo tố chất/đặc tính cá nhân, cách hành xử, sức ảnh hưởng, các kiểu tương tác, các mối quan hệ về vai trò, và công việc của một chức vụ hành chính. Hầu hết các định nghĩa cho rằng lãnh đạo bao hàm một quá trình mà qua đó tác động ảnh hưởng đến những người khác để chỉ dẫn, cấu trúc và tạo thuận lợi cho các hoạt động và mối quan hệ trong một nhóm hay tổ chức. Tuy nhiên, không có một định nghĩa đơn lẻ nào đầy đủ, chính xác cho mọi tình huống; vấn đề cần quan tâm là định nghĩa đó giúp ích như thế nào trong việc nâng cao hiểu biết về phong cách lãnh đạo hiệu quả. Điều quan trọng là cần nghiên cứu một loạt quan niệm về sự lãnh đạo như là một nguồn của các quan điểm khác nhau đối với một hiện tượng phức hợp, đa chiều: Leadership has been defined in terms of traits, behaviors, influence, interaction patterns, role relationships, and occupation of an administrative position. Most definitions of leadership reflect the assumption that it involves a process whereby intentional influence is exerted over other people to guide, structure, and facilitate activities and relationships in a group or organization. However, no single, “correct” definition of leadership covers all situations; what matters is how useful the definition is for increasing our understanding of effective leadership. It is better to study the various conceptions of leadership as a source of different perspectives on a complex, multifaceted phenomenon: